Tiêm vắc xin cho bà bầu – Những lưu ý cần biết trước khi tiêm

Trong quá trình mang thai ngoài việc chú trọng đến chế độ dinh dưỡng thì không thể bỏ qua việc tiêm phòng. Trong bài viết này sẽ chia sẻ đến bạn những kiến thức hữu ích cũng như những lưu ý khi tiêm vắc xin cho bà bầu. Các mẹ cùng đọc và ghi nhớ lại ngay nhé!

1. Tiêm vắc xin cho bà bầu có những loại nào?

Theo khuyến cáo y tế thì việc tiêm phòng trước và trong khi mang thai là vô cùng cần thiết. Đây được coi là bước đệm để bảo vệ sức khỏe của mẹ và bé trong suốt thai kỳ 9 tháng. Dưới đây là các mũi tiêm vắc xin cho bà bầu mà các mẹ cần phải ghi nhớ.

Tiêm vắc xin trước khi mang bầu 

– Cúm là một trong những bệnh dễ mắc phải. Nếu trong quá trình mang thai mẹ bị cúm có thể ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển của thai nhi. Đặc biệt còn khiến thai bị dị tật nếu sử dụng thuốc trong giai đoạn bầu 3 tháng đầu hoặc 3 tháng cuối. Do đó, các mẹ cần tiêm vắc xin cảm cúm để phòng ngừa giảm tỷ lệ trẻ mắc bệnh tim bẩm sinh hoặc dị tật sứt môi, hở hàm ếch.

– Vắc xin sởi – quai bị – rubella là những bệnh dễ lây qua đường hô hấp. Các mẹ nên tiêm phòng các bệnh này trước khi mang thai từ 3 – 6 tháng là tốt nhất. Việc tiêm vắc xin sẽ giúp giảm nguy cơ thai thai bị dị tật hoặc suy dinh dưỡng.

– Thủy đậu cũng là bệnh nguy hiểm và dễ bị lây khi mẹ bầu chưa từng tiêm vắc xin hoặc trong cơ thể chưa có kháng thể chống thủy đậu. Nếu trong quá trình mang thai mắc bệnh rất dễ bị dị tật đầu nhỏ, bại não,…

– Vắc xin bạch hầu – ho gà cũng vô cùng cần thiết để tiêm trước khi mang thai để phòng ho gà sơ sinh.

Tiêm vắc xin cho bà bầu trong quá trình mang thai 

Các bác sĩ khuyến cáo phụ nữ mang thai cần tiêm phòng vắc xin uốn ván. Nếu bạn mang thai lần đầu mà chưa từng tiêm vắc xin uốn ván trong vòng 5 năm trở lại thì phải tiêm 2 mũi. Mũi đầu và mũi nhắc lại cách nhau ít nhất 1 tháng. Nên tiêm trước khi sinh tối thiểu 1 tháng.

2. Lịch tiêm vắc xin cho bà bầu cần biết

Mỗi loại vắc xin sẽ được tiêm vào những thời điểm khác nhau. Vì vậy các chị em cần ghi nhớ để đi tiêm phòng đầy đủ nhé:

– Các mũi tiêm trước khi mang thai như:

+ Sởi – quai bị – rubella cần tiêm trước khi có bầu từ 1 – 3 tháng.

+ Bạch hầu – ho gà – uốn ván chỉ tiêm 1 liều duy nhất và không cần phải tránh thai sau khi tiêm.

+ Vắc xin viêm gan B có thể tiêm trước hoặc trong quá trình mang bầu. Tuy nhiên, bạn nên tiêm phòng trước khi mang thai để có được sự chuẩn bị tốt nhất đặc biệt đối với các mẹ mắc bệnh viêm gan B.

– Tiêm trong quá trình mang bầu:

+ Mũi uốn ván tiêm trong quá trình mang thai. Nếu phụ nữ mang bầu lần đầu sẽ phải tiêm 2 mũi. Mũi đầu tiêm từ tuần 20 trở đi. Mũi thứ 2 cách sau khoảng 1 tháng đảm bảo trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

3. Lưu ý khi tiêm vắc xin cho bà bầu 

Sau khi tiêm phòng thường sẽ có tác dụng phụ là sốt nhẹ đặc biệt là ở mũi tiêm uốn ván. Ngoài ra, khi tiêm vắc xin cảm cúm có thể gây ra hiện tượng giả cúm như hắt hơi, sổ mũi vài ngày. Tuy nhiên, đây chỉ là những phản ứng phụ thông thường. Chị em không cần lo lắng cũng như dùng thêm bất kỳ loại thuốc gì. Bởi hiện tượng này sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên cũng cần chú ý theo dõi sức khỏe, nếu cảm thấy cơ thể có các biểu hiện bất thường thì nên đi đến các cơ sở y tế để theo dõi và điều trị.

Để hạ sốt sau khi tiêm phòng, các mẹ có thể tham khảo một số cách như:

– Dùng khăn ấm lau người hoặc chườm lên các vị trí như: bẹn, nách hoặc lưng để giảm nhiệt độ.

– Uống nhiều nước cam, ăn nhiều rau xanh hoặc hoa quả để bổ sung vitamin.

– Tuyệt đối không tự ý uống thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ.

Trong quá trình mang thai nên tránh tiêm phòng các loại vắc xin như: thủy đậu, viêm gan A, phế cầu,… Nếu có nhu cầu tiêm vắc xin thì nên tham khảo ý kiến của các bác sĩ chuyên khoa.